Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tạo hứng thú và rèn luyện nhiều kỹ năng cho học sinh

Lượt xem:

Đọc bài viết

* Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

* Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

* Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.

* Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

* Có thể khẳng định hoạt động trải nghiệm giúp các em có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và khả năng thích ứng. Trải qua quá trình khám phá kiến thức, các em phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; đồng thời giúp việc học trở nên thú vị, hiệu quả hơn:

– Luôn đam mê, hào hứng với tiết học: Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình học tập, từ khâu nhận đề tài, chuẩn bị, thực hành và đánh giá kết quả. Các em cũng tự rút ra thêm những kinh nghiệm cho bản thân, có thêm động lực để học hỏi, phát triển bản thân mình.

– Học sinh luôn được kích thích sáng tạo, sở thích khám phá thế giới xung quanh: Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Tìm ra những giải pháp mới để giải quyết vấn đề của mình, của bạn và vấn đề của môi trường xung quanh.

– Chương trình học sẽ giúp các em được trải nghiệm thiên nhiên, trải nghiệm giá trị văn hóa: Thông qua những buổi học về môi trường, buổi học lịch sử tại bảo tàng, các em được vun đắp thêm tình yêu đối với thiên nhiên, yêu hơn những giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc ta; tiếp thu, học hỏi những nét đẹp văn hóa của các nước trên thế giới.

– Các em thường xuyên được rèn luyện kỹ năng làm việc như: Làm việc nhóm, lập kế hoạch, quản lý tiến độ công việc, phân công công việc…

– Thông qua những buổi học trải nghiệm và thực tế các em còn được học hỏi, phát huy giá trị của bản thân, biết tôn trọng, lắng nghe, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm và cầu thị.

Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. Hoạt động trải nghiệm còn giúp các em được khám phá thế giới xung quanh, thu nhận kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế.

NVThan

Một số hoạt động trải nghiệm của nhà trường gắn với chủ đề “Trách nhiệm của bản thân” (28/12/2024)